Khi nhắc đến những món ăn đặc sản ở Tây Bắc, người ta sẽ thường nghĩ đến các món như: thịt gác bếp, cơm lam, măng rừng, lợn cắp nách… Thế nhưng có lẽ không quá nhiều người biết đến một món ăn rất đặc biệt ở vùng đất Tây Bắc là món rêu đá. Rêu đá chính là món ăn đặc sản “trời ban” cho đồng bào các dân tộc ở vùng Tây Bắc. Theo lời của đồng bào Tây Bắc, các món rêu đá được chế biến từ rêu không chỉ được yêu thích vì hương vị mà còn có khả năng chứa rất nhiều bệnh.

Mùa thu là thời điểm người tây bắc bắt đầu thu hoạch rêu 

Với chúng ta, rêu đơn giản chỉ là một loại thuỷ sinh bám trên tường ẩm, vách đá…và nó chả có tác dụng gì đối với đời sống. Thế nhưng, đối với đồng bào dân tộc ở vùng núi Tây Bắc (Mường, Nùng, Thái, Mông,…) thì rêu lại trở thành nguyên liệu “độc – lạ” để chế biến thành các món ăn rất thú vị.

Rêu đá Tây Bắc thường mọc bám vào các gờ đá ở nơi lòng suối, lòng sông. Rêu đá được phân thành 3 nhóm: “cui” – là loại rêu mọc thành sợi như sợi tóc, màu hơi sẫm; “cay” – là loại rêu có sợi mọc rời rạc màu xanh; “tau: – là loại rêu mọc thành từng mảng mọc ở các ao, khe suối, không có độ vào đá như 2 loại rêu kia, khi thu lượm người ta sẽ dùng thanh tre gạt rêu vào rổ.

Ngoài hương vị đặc trưng rêu còn là món ăn truyền thống của người dân tộc thái Tây Bắc

Theo kinh nghiệm của đồng bào ở Tây Bắc thì khi tìm rêu nên chọn những bãi rêu lớn, bởi ở đó rêu vừa nhiều, vừa ngon. Khi vớt rêu phải đứng ở dưới suối, hứng nước chảy từ trên rồi lấy tay quơ ngang nhưng chỉ được chọn những rêu non. Rêu chỉ sống được trong khoảng 7 ngày, tức là khi nó mọc lên 3 – 4 ngày thì phải vớt ngay. Nếu để quá thời gian, rêu sẽ chuyển sang màu trắng và không thể dùng làm thức ăn được nữa.

Việc hái rêu đã tốn rất nhiều công sức thế nhưng việc đập rêu, loại bỏ tạp chất còn cực nhọc hơn. Những đám rêu ngận nước, khi nhấc ra khỏi mặt nước phải đợi rêu róc nước từ từ cho hết rồi mới bỏ vào giỏ. Tiếp đó sẽ là công đoạn đập rêu. Những cục rêu sẽ được đặt lên thớt và đập cho các tạp chất bong ra. Khi đập rêu cũng cần kỹ năng, đập sao để rêu không bị nát, không bị mất đi màu xanh tự nhiên và những dưỡng chất có trong đó. Sau khi vò đạp thật kỹ cho sạch nhớt phù sa, rêu có thể được đem đi chế biến. Thường người dân sẽ chế biến ngay sau khi các công đoạn sơ chế hoàn tất. Bởi nếu để quá 3 ngày rêu sẽ bị khô, khi chế biến không còn ngon nữa.

Công đoạn làm sạch rêu trước khi chế biến thành món ăn

Rêu suối tuy nhiều, nhưng những loại rêu ngon thì ít. Hơn nữa, rêu ăn được cũng theo mùa, bởi vậy đối với bà con dân tộc, rêu cũng là một món ăn quý giá. Rêu đá có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: rêu hấp, canh rêu, rêu xào, nộm rêu, rêu nướng…Nếu bạn muốn thưởng thức món canh rêu tươi, người dân sẽ đem rêu nấu với xương hầm hoặc nước luộc gà, cho mắm muối và các gia vị rồi ăn nóng. Với món nộm rêu, người ta thường lấy rêu non, đồ cho chín rồi trộn cùng súp, mì chính và các gia vị như gừng, mùi, “mắc khén” (hạt tiêu rừng). Người thích ăn cay có thể cho thêm ớt nướng giã nhỏ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

lấy mỡ mí dưới