Hạt Dổi, cùng với hạt Mắc Khén là 1 trong 2 loại gia vị đặc trưng bậc nhất của ẩm thực Tây Bắc. Hạt Dổi có mùi thơm đặc trưng, nói thật là khó tả lắm. Sản phẩm được đóng gói túi zip 100gr và gói dùng thử 50 gr.
Xưa nay đồng bào Thái ở Tây Bắc sử dụng hạt Dổi làm gia vị chấm, và gia vị ướp các món ăn cổ truyền thống như thịt Bò/Trâu/Lợn khô, cá. Hạt Dổi khi phơi khô đã có mùi thơm quyến rũ rồi, nhưng phải nướng lên hạt Dổi sẽ nở căng ra và mùi thơm bốc lên ngào ngạt. Sau đó mới đem giã nhỏ ra để sử dụng. Lưu ý, khi nào sử dụng mới nướng để giữ được mùi thơm và vị đặc trưng.
Chi tiết về cây hạt dổi của Tây bắc
Cây Dổi là cây thân gỗ, thẳng đứng, ít cành và rất cao. Ở rừng có vài loại cây Dổi, có loại chỉ lấy gỗ làm nhà, hạt rất cứng và mùi hắc, thường gọi là Dổi Tẻ. Còn loại cây Dổi cho hạt thơm gọi là Dổi Nếp, đây mới chính là Hạt Dổi Rừng. Và nó còn được ví là “vàng đen” của Tây Bắc.

Cách bảo quản:
Hạt Dổi dễ bị mất mùi, thậm chí mốc. Nên đựng Hạt Dổi trong lọ thủy tinh hoặc nhựa thật kín. Bảo quản chỗ râm, mát, không nên bỏ tủ trong tủ lạnh.
Cách sơ chế: Nướng rồi giã nhỏ.
Cụ thể:
- Nướng bằng than hồng: Dùng đũa gắp hạt Dổi bỏ lên hòn than nóng đỏ hoặc gắp vài hòn than nóng đỏ bỏ vào bát và cho hạt Dổi vào đảo khoảng 30 giây, khi nào thấy hạt Dổi nở ra, mùi thơm bốc lên là được. Không nướng lâu quá, hạt Dổi sẽ bị cháy đen sẽ bị đắng và không thơm nữa.
- Nướng bằng bếp ga: Với những bạn ở thành phố không có than củi để nướng, các bạn có thể nướng bằng bếp ga như sau: mở bếp ga lên và để nhỏ lửa, cho hạt Dổi vào muôi (muỗng) múc canh và nướng trên ngọn lửa, chỉ 1 lát là hạt Dổi chín. Có thể dùng đũa gắp hạt Dổi và nướng cách ngọn lửa chừng 3cm.
Cách sử dụng hạt dổi
Hạt Dổi thường được kết hợp với hạt Mắc Khén, chính sự kết hợp hài hòa của 2 loại gia vị này tạo nên hương vị đặc trưng của các món ăn ở Tây Bắc.
Lưu ý: Mỗi lần sử dụng 3- 4 hạt dổi không nên cho nhiều. Tùy vào số lượng thực phẩm tươi ta có thể tăng hoặc giảm bớt số lượng hạt Dổi.
Cách dùng hạt Dổi pha thức chấm:
Hạt Dổi được dùng nhiều nhất để pha thức chấm, đặc biệt hợp để chấm các món luộc như thịt lợn, lòng, dồi và các loại thịt gia cầm luộc.
Mách nhỏ bạn một vài cách pha nước chấm ngon, dễ làm và đặc trưng của Ẩm thực Tây Bắc như sau:
- Thức chấm phù hợp với tất cả các món: Hạt dổi + Mắc khén + Bột canh + Ớt tươi: giã nhỏ và trộn đều. Có thể cho thêm chanh.
- Thức chấm gà luộc: Hạt dổi + bột canh + Ớt + Hành củ thái lát mỏng + Lá chanh + Tiết luộc dằm nhỏ + Chanh.
Cách dùng hạt Dổi để tẩm ướp thực phẩm:
- Đối với thịt nướng: Kết hợp hạt Dổi và Mắc khén tẩm ướp thịt trong vòng 15 – 20 phút trước khi nướng. Trường hợp không có hạt Dổi thì có thể sử dụng mắc khén.
- Ướp các nướng: bắt buộc phải có mắc khén, nếu có thêm hạt Dổi thì món ăn sẽ đậm vị hơn. Trong các video trên kênh youtobe Giàng A Pháo có hướng dẫn cụ thể cách chế biến và sử dụng 2 loại gia vị này. Các bạn có thể xem thêm trên đó. Xin cảm ơn.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.